Hồng treo Trạm Hành là thức quà hoàn toàn tự nhiên!

Khi quả hồng còn trên cây, người nông dân không cần dùng bất kỳ loại thuốc hóa chất nào để phun xịt vì bản thân quả hồng “tự miễn dịch” với các loại sâu bọ, côn trùng. Vì nếu có bị côn trùng chích vào thì quả hồng chỉ bị thâm chút da bên ngoài mà không hề bị ảnh hưởng đến quả hồng bên trong. Và đặc biệt, nếu sử dụng hóa chất tác động vào quả hồng thì quả hồng sẽ bị hư và rụng, rụng cả nguyên cây!

 

Khi quả hồng được hái xuống để về treo giàn, người hái phải có kĩ thuật hái nhất định để quả hồng không bị đứt cuốn và không

để quả bị rớt dập. Qủa hồng phải còn núm cuốn để buộc dây treo, còn nếu bị rớt dập thì phần bị dập sẽ nhanh chóng làm thối một phần hoặc nguyên quả hồng. Và như vậy thì sản lượng làm ra sẽ bị hao hụt!

 

Khi gọt vỏ và treo quả hồng vô giàn, người làm phải liên tục dùng cồn khử khuẩn từ dao gọt đến bao tay. Bên trong giàn treo luôn đảm bảo vệ sinh tuyệt đối bằng việc lau dọn thường xuyên. Riêng nhà giàn treo hồng được bọc 2 lớp. Một lớp lưới chống côn trùng và một lớp nilong chống sương và mưa tạt vào bên trong giàn. Tất cả những điều này để đảm bảo quả hồng hoàn toàn vô trùng trong quá trình nó khô bằng gió tự nhiên. Vì một khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiệt độ bên trong giàn quá ẩm thì quả hồng treo sẽ bị xì mật và rụng giàn

 

Để làm nên quả hồng khô bằng gió tự nhiên, người nông dân phải chăm coi rất kỹ, từ khâu vệ sinh đến canh nhiệt độ, thời tiết. Đặc biệt, mùa hồng rơi vào mùa mưa và lạnh, nhất là với trời Đà Lạt sương mù dày đặc, người nông dân nhiều khi phải ăn ngủ cạnh giàn hồng để canh mưa nắng, sương mù. Họ chỉ thở phào nhẹ nhõm khi hồng đã khô đủ ngày và có thể gỡ xuống giàn đóng gói.

Qua đó cho thấy, để mọi người có quả hồng sấy gió ngon lành trên tay thưởng thức thì người nông dân đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức. Thậm chí, khi mất cả thời gian và công sức nhiều, nhưng ông trời (thời tiết) không thương – mưa nhiều, không có nắng thì người nông dân cũng trắng tay khi hồng treo liên tục rụng và phải đem đi đổ hàng loạt!