Ga Trạm Hành từng là một nhà ga có kiến trúc độc đáo và tầm nhìn đẹp bậc nhất trong các nhà ga của tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Ngày nay, những gì còn lại của nhà ga cổ này khiến người có tình cảm với tuyến đường sắt xưa không khỏi chạnh lòng.

Nằm trên đỉnh đèo D’ran, thuộc địa phận xã Trạm Hành, TP Đà Lạt ngày nay, ga Trạm Hành từng là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt xưa.

Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, hoàn thành vào năm 1932, đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm là một trong những đoạn đường sắt độc đáo nhất thế giới mà chỉ ở Thụy Sĩ mới có. Qua khỏi Tháp Chàm, trên những toa được một đầu máy đặc biệt kéo, hướng về phía Tây, đoàn tàu sẽ đưa bạn lên độ cao 1.500m so với mặt nước biển, từ xứ sở nhiệt đới nóng bức lên ôn đới ôn hoà, xuyên qua những rừng thông bạt ngàn và những làng bản người Thượng nguyên sơ…  

Ga được xây vào đầu thập niên 1930, nằm bên một vách núi ở độ cao 1.514 mét so với mực nước biển. Tên gọi chính thức của ga lúc mới hoạt động là ga Arbre Broyé.

Dự án làm con đường này đã có từ đầu thế kỷ. Để khắc phục độ cao, người Pháp đã cho xây dựng đường răng cưa kiểu Thụy Sĩ và những đầu máy cũng được mua tại đây. Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương đã duyệt cho dự án này 200 triệu franc, một số tiền không nhỏ. Năm 1908 bắt đầu khởi công giai đoạn I, đoạn Tháp Chàm – Krông – pha dài 38 km. Năm 1915 mới hoàn thành. Krông-pha – Eo Gió (Bellevue) dài 10 km là đoạn khó nhất trong toàn bộ con đường vì phải vượt qua đèo Ngoạn Mục, cao nhất miền Nam, đục xuyên qua 3 đoạn đường hầm. Nhân công lúc đó hoàn toàn làm bằng thủ công. Phải mất 10 năm đoạn này mới xong. Những đoạn còn lại tiếp tục hoàn thành 1929 Eo Gió – Dran: 5 km; 1930 Dran – Trạm Hành: 6 km, và trong 2 năm (1931-1932) 24 km còn lại hoàn thành nốt Trạm Hành – Cầu Đất – Đà Lạt. Toàn bộ con đường dài 84 km, có 16 km đường răng cưa, qua 5 đường hầm, đường dài nhất dài 600m.

Sau khi đường sắt hoàn thành, nhà ga Đà Lạt, song song với các công trình lớn như Palace Hôtel, trường Grand Lycée (Cao đẳng Sư phạm hiện nay), mới bắt đầu xây dựng. Hoàn thành 4 năm sau đó (1936), với lối kiến trúc độc đáo, ga Đà Lạt được coi là một nhà ga đẹp nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Cho đến nay, cùng với nhà ga Hải Phòng, đây cũng là ga cổ kính nhất còn giữ lại được. Một khu biệt thự 14 nhà dành cho công chức ngành đường sắt và dãy cư xá cho công nhân cũng được xây dựng trong quãng này.

Đường tàu xây dựng xong đã làm biến đổi diện mạo Đà Lạt nhanh chóng. Nó giữ một địa vị quan trọng trong một thời gian dài, là cách cửa mở nối liền Đà Lạt với miền Trung và cả nước. Qua vài lần gián đoạn, đường tàu vẫn tiếp tục hoạt động cho đến năm 1970, khi chiến tranh phá huỷ một số đoạn.

Lúc mới được xây dựng, ga Trạm Hành là một nhà ga có quy mô khá lớn, được xây bằng đá, kiến trúc độc đáo với những đường cong mềm mại ở phần mái che.

Nằm trên sườn núi hướng ra một thung lũng rộng lớn, đây cũng là một nhà ga có tầm nhìn đẹp bậc nhất trong các nhà ga ở Đà Lạt.

Rơi vào quên lãng…

Thật ra, ý định khôi phục đoạn đường này đã được đặt ra ngay sau giải phóng. Tuyến đường Đà Lạt xuống đến Nam cầu Tân Mỹ (Ninh Thuận) vẫn còn nguyên vẹn, chỉ hư hỏng ở một số đoạn nhỏ từ đó xuống Tháp Chàm, chờ được sửa chữa. Nhưng để phục hồi đường sắt xuyên Việt Bắc – Nam lúc đó, vào năm 1986 Tổng cục Đường sắt đã cho gỡ đoạn đường Đà Lạt – Tháp Chàm để lấy phụ kiện. Trong khoảng 20 km từ Đà Lạt – Trạm Hành được tháo tà vẹt. Sự việc này, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chủ quản, đã châm ngòi cho việc phá đường sắt, nhiều quãng đường biến mất.

        

Còn số phận những đầu tàu cũng chẳng hơn gì. Thời hoàng kim ga Đà Lạt có 11 đầu máy đa số do hãng Fuka – Thụy Sĩ sản xuất từ những năm 20. Sau giải phóng vẫn còn 5 chiếc hoạt động được. Từ năm 1988 – 1991, Tổng cục Đường sắt Việt Nam đã lần lượt bán những chiếc đầu máy này cho nước ngoài. Người mua không ai khác hơn chính là Công ty Fuka của Thụy Sĩ, chính nơi đã sản xuất ra nó. Theo tài liệu của Pháp để lại, họ đã tìm tới ga Đà Lạt. Đây là những đầu máy hơi nước đun bằng than củi hoạt động trên đường răng cưa lẫn đường bằng duy nhất còn lại trên thế giới – ngay cả Thụy Sĩ vẫn không còn vì những đầu máy loại này bên đó đã cải tiến để chạy diezen. Công ty Fuka đã đưa hẳn một loại xe kéo chuyên dụng qua để chuyên chở 5 đầu máy này xuống Vũng Tàu, đưa về nước phục hồi lại thành những đầu máy du lịch độc nhất vô nhị.

 

 

 

 

 

 

Ngày nay, những gì còn lại của ga Trạm Hành khiến người có tình cảm với tuyến đường sắt xưa không khỏi chạnh lòng.

Nhà ga hoành tráng giữa núi rừng một thuở chỉ còn là một đống đổ nát.

Sau khi ga ngừng hoạt động, hầu hết các trang thiết bị của ga đã bị tháo dỡ để bán đồng nát, để lại những bức tường đá trơ trọi

Nhiều hộ dân đã biến nhà ga cổ thành nơi sinh sống, tự ý xây dựng các công trình kiên cố đè lên kiến trúc cũ.

Mái nhà ga trơ những khung thép hoen gỉ theo thời gian.

Nền nhà ga biến thành sân sinh hoạt, bề bộn và nhếch nhác.

Các vòm cửa bị bịt lại để chiếm dụng diện tích trong ga làm “đất nhà”.

Một góc nhà ga biến thành bãi rác.

Những bức tường loang lổ, rạn nứt do sự tàn phá của thời gian và con người.

Cây dại bao trùm lên những bức tường cũ càng làm tăng thêm vẻ hoang tàn.

Khu vực sân ga và đường tàu cũ giờ đây đã mọc lên những dãy nhà gạch.

Lối vào ga là một hẻm nhỏ xuyên qua nhà dân.Từ con đường chính, nếu không để ý thì rất khó để nhận ra nhà ga xưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *